Thật sự không có một cẩm nang hướng dẫn nào về cách nuôi dạy con đúng đắn, và quan trọng nhất, bố mẹ phải là những tấm gương cho con cái. Mặc dù vậy, những điều chia sẻ dưới đây có thể giúp các con có cách nhìn rộng mở về cuộc sống. Sau đây là 7 điều rất cần thiết cha mẹ nên sớm dạy con:
1. Mọi thứ đều là tạm thời
Lẽ tự nhiên, không có gì tồn tại mãi mãi. Càng đeo dính những điều cũ kỹ thì ta càng khó thoát khỏi nó cũng như những ký ức/năng lượng tiêu cực của quá khứ, và còn giữ nó lại bên trong cơ thể ta, trong những tế bào của ta.
Hãy sớm dạy con về sự buông bỏ, biết nương theo hoàn cảnh và chấp nhận những gì xảy đến, đồng thời lắng nghe và cảm nhận mà không đeo bám vào sự vật sự việc.
Nỗi đau là phần không thể thiếu của cuộc sống. Chúng ta phát triển nhiều nhất qua những trải nghiệm đau đớn trong cuộc sống, và do đó mà ta phải đón nhận những thử thách gian nan nhất, những nỗi buồn sâu sắc nhất cũng như những thất bại thê thảm.
Hãy ở bên và hỗ trợ cho con trong những thời khắc khó khăn ấy, an ủi động viên con rằng mọi việc xảy ra đều có lý do của nó. Nếu không có màn đêm, những vì sao sẽ không toả sáng.
Ta không thể thay đổi những gì mình không biết. Hãy dạy con biết tự nhận thức. Khi trẻ hình thành cái tôi, chúng có xu hướng trở nên tập trung vào bản thân. Mọi thứ đều xoay quanh chúng và cho đến khi đến tuổi đi học (hoặc trễ hơn) chúng mới nhận ra rằng thế giới này có hàng tỉ những cái “tôi” và những cái “tôi” ngoài kia cũng muốn được chú ý đến.
Trong lúc trẻ chật vật để được lắng nghe, được cảm thấy mình là duy nhất và đặc biệt thì tâm lý nạn nhân có thể hình thành khi chúng bắt đầu đổ lỗi cho người khác về những vấn đề của mình. Vì vậy, bằng cách dạy con chịu trách nhiệm cho hạnh phúc của chính mình, ta có thể hướng con tới sự tự lập cần thiết trong cuộc sống.
Mặc dù các bậc cha mẹ muốn giúp con phát triển, học hỏi và khẳng định bản thân, nhưng ta không thể sống cuộc đời của con. Chính con là người duy nhất có thể tìm ra và lựa chọn những gì phù hợp với mình. Đừng cố gắng buộc con ống như ta muốn bằng cách áp đặt những niềm tin, quan điểm cố hữu của mình lên con.
Khi con đặt ra những câu hỏi về thế giới này, thay vì lập tức trả lời bằng những gì bạn nghĩ mình biết, hãy hỏi xem suy nghĩ của con là gì và giúp con tự tìm ra đáp án.
Hãy để con phát huy trí tưởng tượng của chúng khi còn nhỏ. Đó là điều con làm tốt nhất, và cũng là điều ta dần đánh mất khi càng lớn tuổi.
Cuộc sống không phải là một bài học mà là một trải nghiệm mà ta cần trải qua, trân trọng và chia sẻ với những người thân yêu. Ta thường muốn nhắc nhở con rằng cuộc đời sẽ có nhiều bài học khó khăn khiến con cảm thấy mình là kẻ thất bại. Khi ta nhìn cuộc sống với thái độ trải nghiệm để phát triển, góc nhìn này sẽ khiến hoàn cảnh bớt tiêu cực, giúp ta chuyển sang một giai đoạn mới dễ dàng hơn.
Thế giới vốn là một tấm gương. Thậm chí người lớn cũng nên hiểu rằng cách ta nhìn thế giới phụ thuộc hoàn toàn vào niềm tin và những gì ta học được, cộng thêm những căng thẳng về cảm xúc và những vết thương không được chữa lành. Chúng ta đã hình thành sự kỳ vọng nhất định về thế giới mình đang sống.
Không ai có thể khẳng định rằng họ có một tuổi thơ tuyệt vời hay được nuôi dạy theo cách hoàn hảo. Từ khi chập chững biết đi, trở thành thiếu niên rồi đến tuổi trưởng thành, ai cũng đã trải qua những nỗi đau nhất định và nó có thể tác động tiêu cực đến ta. Nhưng ta có thể xoa dịu những nỗi đau đó nếu hiểu rõ bản thân mình. Cha mẹ càng trang bị nhiều kiến thức thì càng nuôi dạy con tốt hơn. Hãy nỗ lực có ý thức để đừng áp đặt lên con những niềm tin và cách nhìn nhận thế giới của bạn. Hãy để con hiếu kỳ và có tư duy cởi mở.
Hãy dạy con hiểu rằng giới hạn duy nhất chính là những gì con tự áp đặt cho bản thân. Mọi người sẽ luôn nói rằng họ không thể làm được cho đến khi họ thực sự làm được. Hãy dạy con sáng tạo và tận dụng trí tưởng tượng của mình. Bạn sẽ bất ngờ vì những gì con có thể làm!
Nguồn: copy